Monday, March 31, 2014

28. NHỮNG BÍ KÍP KHIẾN BỨC ẢNH CỦA BẠN TRỞ NÊN CHÂN THỰC HƠN / Học 3DSMAX, Hoc Vray

Có một điều mà bạn chưa nhận ra rằng . Khi bạn dồn hết tâm sức mình vào để Render từ sáng đến tối , điều gì bạn mong muốn đạt được ?
Tạo ra những tác phẩm thật tuyệt? Sai rồi. Hãy nghĩ lớn hơn.
Bạn đã chịu thua?
Dù bạn có nhận ra hay không, mục đích độc nhất của nghệ thuật 3d chính là tạo ra điều gì đó đáng tin.
Chính là nó. Không có ngoại lệ.
Nếu bức ảnh của bạn không liên hệ đến thế giới thực theo một cách nào đó, thì khán giả sẽ cảm thấy bị lạc lõng và trở nên mất hứng thú. Dù bạn có làm một cảnh kiến trúc, cho camera bay qua từng phòng hay là cảnh con chằn tin chiến đấu để chạy khỏi ngọn núi lửa, thì những điều đó đều là những gì bạn lấy ra từ những điều đã có trong đầu mình, xây dựng lại dưới dạng hình ảnh và hi vọng rằng mọi người sẽ tin vào chúng.
Bạn sẽ thất bại, trừ khi …
Giả sử bạn dành hàng giờ đồng hồ để dựng hình công phu từng cái đinh trên cánh cửa, gộp những mẫu chất liệu lại để tạo ra một bức chất liệu hoàn hảo, và bạn dành hẳn một tuần để đặt ánh sáng. Và bạn đoán được không? Nếu bạn nhấn render (kết xuất hình ảnh) bây giờ thì cảnh của bạn vẫn sẽ trông rất giả tạo. Lý do cho điều này rất đơn giản: Bạn đã không thêm vào sự không hoàn hảo của camera.
Nó nghe như một trò đùa, nhưng đó là sự thật. Nhiếp ảnh là điều duy nhất quan trọng nhất cần tìm hiểu khi bạn học 3d, nhưng vì vài lí do nào đó mà hầu hết nghệ sĩ đều phớt lờ nó.
Khi bạn chụp một bức ảnh với camera thật, bạn có nhận ra là có rất nhiều lỗi xuất hiện khi chụp một tấm hình?
Tôi chỉ kể tên một số:
* Sai lệch màu sắc
* Ảnh bị mờ
* Chói sáng nhẹ
* Các đường ánh sáng
Ánh sáng phản chiếu
* Bloom (?)
* Lóe sáng do ống kính
* Cháy sáng
* Ghost glare (?)
* Độ sâu khoảng cách
* Mờ do chuyển động
* Độ sai lệch ống kính
* Bụi bẩn trên kính, vết trầy xước, mồ hôi, vân tay
* Film developing artifacts (?)
* Color grading (?)
Bây giờ, hãy đoán xem có bao nhiêu lỗi như trên xuất hiện khi kết xuất một hình ảnh từ máy tính?
KHÔNG CÓ. ZERO. CHẲNG CÓ. KHÔNG GÌ CẢ
Khi bạn nhấn F12 (render) bạn sẽ tạo lại một bức ảnh hoàn hảo. Lần. Nào. Cũng. Vậy
Ví dụ, hãy nhìn bức ảnh được tạo bởi nghệ sĩ thiên tài, Marek Denko:

Bên cạnh ánh sáng hoàn hảo, không một lỗi dựng hình và chất liệu ấn tượng. Bạn thấy được điều gì khác mà ông ấy đã thêm vào?
Những hiệu ứng. Rất nhiều hiệu ứng.
* Độ sâu khoảng cách
* Sai lệch màu sắc
* Bụi bẩn trên kính, vết trầy xước
* Color Grading (?)
* Bloom (?)
* Ánh sáng phản chiếu
Tất cả những điều này được thực hiện bên ngoài phần mềm 3d và thêm vào ở phần hậu kì. Nghĩa là sau khi ông hoàn thiện đến từng chi tiết trong cảnh 3d, ông sẽ chuyển qua các phần mềm compositing (Photoshop, After Effect, Fusion, Nuke, … ) và tiếp tục làm việc. Đó chính là nhân tố đẩy cảnh 3d vượt qua giới hạn của nó.
Bạn có bao giờ tự hỏi làm sao Pixar có thể tao ra những cảnh rất thực như trong phim Wall-E?
Đó là thành quả của nhiều tháng làm việc. Trước khi họ bước vào công đoạn sản xuất, họ tập trung hoàn toàn vào việc làm thế nào để tái dựng lại cảnh quay thực bằng phần mềm 3d. Họ thậm chí còn tham khảo ý kiến của đạo diễn nhiếp ảnh của phim No Country for Old Men để có những lời khuyên về cách đặt camera và ánh sáng.

Chúng tôi đã thuê một số dụng cụ dùng trong phim thât và đạo diễn nhiếp ảnh Marty Rosenberg để thực hiện một số cảnh quay. Ông đã giúp chúng tôi thực hiện một số lần thử ống kính. Chúng tôi đã có “độ sâu khoảng cách” và cách chỉnh camera mà chúng tôi không ngờ tới.
Cuộc sống không có gì hoàn hảo nhưng máy tính thích sự hoàn hảo, đó cũng là lý do chúng tôi đã dành khoảng 90% thời gian để thêm vào sự không hoàn hảo, dù nó có thể là thiết kế của nhân vật nào đó hay chỉ là một món vô tri vô giác. Cách camera làm việc trong không gian thực không bao giờ hoàn hảo, và chúng tôi cố gắng đặt những sự không hoàn hảo đó vào camera ảo, và kết quả sẽ giống như là bạn đang xem phim thật.”
- Andrew Stanton
(nguồn: AWN)

Kết quả là một không gian thật thú vị và đang tin để Wall-E khám phá.



Tại sao việc sử dụng compositor (phần mềm hầu kì) là cốt yếu để có thành công nghệ thuật
Câu hỏi mọi người thường hỏi là, tại sao tôi lại phải đặt những lỗi của camera vào bức ảnh render của tôi? Tất cả những lỗi của camera chung qui lại vẫn là: lỗi. Vậy ảnh có phải đẹp hơn không nếu chúng không có những lỗi này?
Không phải vậy. Để tôi giải thích tại sao.
Khi bạn nhìn vào một chiếc xe hơi màu trắng dưới trời nắng nóng, mắt bạn sẽ trông chờ để thấy nhưng ánh sáng chói lóa. Khi bạn nhìn kĩ cái thìa khi đang ăn sáng, mắt của bạn sẽ trông chờ cái bát ngũ cốc ở xa phải mờ khỏi tiêu điểm của mắt. Và vào trời tối, khi bạn nhìn đèn đường, mắt bạn sẽ trông chờ để thấy những đường ánh sáng.
Tôi có thể nói tiếp nữa, nhưng tôi nghĩ là bạn đã nhận ra.
Mắt của ta đã quen với việc nhìn những sự không hoàn hảo, và nó sẽ trông rất kì quặc nếu không có những “lỗi” đó.
Thực tế, ánh sáng, chất liệu và bề mặt đều rất quan trong và tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng nếu bạn không nghiên cứu hiệu ứng camera một cách nghiêm túc, thì bạn hãy nói lời tạm biệt với sự đáng tin.



Andrew Price
Dịch: cvbtruong
Nguồn: BlenderGuru

No comments:

Post a Comment