Monday, March 31, 2014

36. LEIGH VAN DER BY - NHỮNG BÍ KÍP CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC TIẾT LỘ - P1 / Học 3DSMAX, Hoc Vray



Leigh van der byl texturing | tìm hiểu texturing | bí quyết texturing

Với những ai muốn trở thành một texture artist, hoặc digital artist, hay 3D artist , thì đây chắc chắn sẽ là những bí kíp tuyệt vời dành cho bạn.Những bí kíp mà bạn sắp sửa được biết đến sẽ thay đổi một số quan điểm sai lầm và lỗi thời trong cách làm việc của những người được xem là đang làm texture artist ở VN hiện nay.

Trước hết mình xin giới thiệu một chút về Leigh van der byl cho những ai chưa rõ. Cô là một Digital Artist đẳng cấp thế giới, hiện đang làm việc tại Frame Store CFC với chức danh là Senior Texture Painter. Từng làm ở rất nhiều studio có tên tuổi trong ngành công nghiệp CG. Cô còn nằm trong bộ phận quản lý của CG Society – cộng đồng CG lớn nhất thế giới hiện nay. Trên trang web của cô có một số bài hướng dẫn rất hay và thiết thực về texturing, sẽ rất có ích cho những ai chưa nắm rõ bản chất của việc vẽ texture trong môi trường làm việc worldclass trên thế giới, và trong các dự án phim, kĩ xảo chất lượng realistic hiện nay. Ngoài ra, cô còn có một số lời khuyên cho những ai muốn làm việc trong ngành này dưới chức danh texture artist chuyên nghiệp, trong môi trường làm việc quốc tế, cụ thể là ở Mĩ và Châu Âu ( Tuy nhiên vẫn áp dụng được phần nào nếu bạn ở Châu Á, hoặc…Việt Nam )
Do Leigh sống ở Anh, nên mình sẽ thêm thắt một số chi tiết để bài viết này phù hợp hơn với bối cảnh Việt Nam hiện nay, cũng như rút gọn bớt một số phần không cần thiết.
Loạt chuyên đề này hiện tại sẽ gồm 3 phần, tương ứng với 3 mục tutorial trên trang web của cô. Nếu tương lai Leigh có viết tiếp, mình sẽ cập nhật thêm.

I – Texture Painting FAQ ( Một số câu hỏi thường gặp về công việc vẽ texture )

II – Intro to Texturing ( Giới thiệu việc vẽ texture )

III – Diffuse / Color ( Tìm hiểu bản chất của loại map Diffuse / Color )
—————
I – Texture Painting FAQ
Bằng cấp có cần thiết để kiếm việc làm dưới chức danh texture artist ?

Nói chung là không. Nó không cần thiết bởi vì hầu như không có studio nào đòi hỏi nó trong các yêu cầu tuyển dụng cụ thể và bắt buộc. Cái mà các studio quan tâm nhất là showreel – portfolio của bạn.

Tuy nhiên, nói vậy không nhất thiết có nghĩa rằng bằng cấp là phí thời gian.
Leigh đã sống và làm việc trong ngành này từ xưa đến nay mà không cần bằng cấp gì cả, thậm chí làm ở cả ngước ngoài. Tuy thế, có một sự thật là bằng cấp sẽ giúp xin visa làm việc lâu dài ở nước ngoài được dễ dàng hơn, đặc biệt là ở Mĩ và Anh. Tại sao lại đề cập đến Mĩ và Anh, vì đó là 2 nơi tập trung nhiều công ty và studio CG hàng đầu, thu hút nhiều artist từ khắp thế giới. Tất nhiên là vẫn có nhiều nước khác mạnh về CG, và nếu bạn muốn làm việc ở đó, hãy nghiên cứu kĩ các yêu cầu về việc nhập cư vô đó.

Hơn nữa, nếu bạn có bằng cấp, thì sẽ có nhiều cơ hội học tập trong môi trường chuyên biệt hơn. Tóm lại, nếu có điều kiện và khả năng, bạn nên kiếm một tấm bằng.

Làm thế nào để kiếm việc làm ở nước khác ?

Nếu bạn muốn làm ở nước khác, thì ngoài các lời khuyên về bằng cấp ở trên, còn có một điều đáng ghi nhớ nữa là do nhiều rắc rối cũng như chi phí đắt đỏ để tài trợ và bảo lãnh cho các chuyên gia từ nước khác, các studio nói chung sẽ không tuyển người từ nước ngoài, trừ phi đó là một senior artist với nhiều kinh nghiệm chuyên môn, hoặc là một chuyên gia dạng cá biệt hiếm có ( exceptionally talented ). Nếu bạn mơ ước được làm trong một công ty lớn nào đó ở nước ngoài, tốt nhất là bạn cứ làm trong nước cái đã, để mở rộng CV, kiếm kinh nghiệm, và phát triển các kĩ năng tới cái mức đủ khiến cho những studio cỡ bự quan tâm và rước bạn về.

Đa số studio không làm việc từ xa với các texture artist vì nhiều lí do. Một số studio vừa và nhỏ có thể thỉnh thoảng outsource dự án cho các artist ở nước khác, nhưng không phổ biến cho lắm.

Những khóa học nào có ích cho việc trở thành texture painter ?

Thật thà mà nói, Leigh khuyên mọi người nên cảnh giác với những trường đại học hoặc cao đẳng, hoặc các trung tâm có triển khai các chương trình dạy “3D media”. CG ngày càng trở nên phổ biến do sự phát triển vũ bão của các game hiện đại và những phim bom tấn Hollywood. Cho nên nhiều trường lớp bắt đầu mọc lên để đáp ứng nhu cầu học VFX, digital art, game art…của nhiều người. Chất lượng của chúng rất đáng nghi ngại, từ xoàng tới kinh khủng. Và được dạy bởi những người mới tốt nghiệp không có hoặc ít kinh nghiệm. Các bạn hãy cẩn thận xem xét kĩ bất kì trường nào mình đang có ý định theo học để không bị lãng phí thời gian và tiền bạc. Nói thêm một chút, ở Việt Nam hiện tại cũng đang bị tình trạng đó. Mọi người nên cân nhắc kĩ. Nếu có khả năng tự học, và nếu không quá dư dả, bạn nên tự học, điều đó là tốt nhất. Thật sự, ở VN hiện tại chưa có tổ chức nào đào tạo CG chuyên nghiệp cũng như chuyên sâu ( tầm quốc tế ), và chắc còn lâu mới có.

Quay lại vấn đề, một số môn học có thể có ích cho những ai muốn trở thành texture artist : traditional painting ( traditional art – mĩ thuật truyền thống ) giúp ích rất nhiều vì nó phát triển khả năng làm việc với màu sắc, đặc biệt là để trộn và matching màu, phát triển các kĩ thuật đi nét cọ ( những loại digital brush của wacom intuos mô phỏng các loại cọ vẽ rất sát với thực tế ), cũng như dạy bạn về lý thuyết màu. Nhiếp ảnh cũng giúp ích khá nhiều, vì bạn sẽ phải chụp ảnh tham khảo từ thực tế để làm tư liệu texture, điều đó đòi hỏi bạn phải biết sử dụng máy DSLR để chụp texture đúng cách. Life drawing cũng có ích cho nhiều mặt trong ngành 3D, nó dạy bạn làm thế nào để quan sát và nghiên cứu tư liệu tham khảo một cách đúng đắn, cũng như phát triển khả năng đi cọ hay dùng để vẽ texture. Thêm vào đó, bạn cũng nên biết sơ sơ qua các mảng khác của CG, như 3D modeling, dù cơ bản thôi, và kiến thức về trải UV cũng sẽ khá có ích.

Phần mềm nào hay được dùng nhất bởi các texture artist ?

Phần mềm phổ biến nhất trong ngành công nghiệp visual effect phim ảnh là Maya. Bạn rất nên học nó hoặc một cái tương đương, như 3ds Max, để quen với các thứ cơ bản về 3D, vì bạn cũng sẽ phải sử dụng chúng qua thời gian thôi. Trong một số studio thì texture artist phải làm luôn UV, nên bạn phải biết để làm cho đúng.

Về mặt phần mềm chuyên môn, một texture artist cần biết, trước hết là Photoshop. Nó là công cụ chính, và hầu như tất cả studio đều dùng nó. Một số phần mềm 3D painting khác cũng hay được sử dụng, tùy vào workflow của các studio. Điển hình như là Bodypaint, ZBrush, Mudbox, Mari…

Phần mềm có thật sự quan trọng không ?

Yeah, có đó. Mặc dù nó chỉ là công cụ, nhưng rất quan trọng để biết những cái nào đã thành chuẩn công nghiệp của ngành này nếu như bạn có ý định làm việc trong môi trường studio. Đơn giản là vì nếu studio thuê bạn, họ sẽ muốn bạn biết dùng phần mềm mà họ đang dùng sẵn, và họ không cần phải dạy lại bạn. Nếu có 2 người skill ngang nhau cùng apply vị trí như nhau, người biết dùng phần mềm mà studio đang sử dụng sẽ được ưu tiên chọn. Vậy nên cứ học các công cụ phổ biến đi. Nếu biết thêm Zbrush hoặc Bodypaint thì càng tốt, vì nhiều studio hiện đại dùng lắm.

Dùng ảnh thật để vẽ texture có ổn không ?

Vâng. Sự thật là bạn nên dùng. Nhiều người bệnh hoạn trên internet cứ khoái khẳng định một cách vô lý rằng “dùng ảnh là chơi ăn gian”. Bỏ lơ các nhận xét kiểu này đi. Mục đích quan trọng nhất là làm ra sản phẩm tốt – không quan trọng làm như thế nào, vậy nên đừng băn khoăn về mấy thứ đó, vì chúng chỉ làm giảm năng suất và là thứ hão huyền thôi. Trừ khi bạn làm việc trong một dự án chuyên biệt đòi hỏi diện mạo giống như được “vẽ tay” ( hand-painted ), không thì hãy cố tránh việc hand-paint tối đa có thể, trừ khi bạn là một painter trình độ cao. Điều này là bởi vì các texture hand-painted có xu hướng giống như được vẽ bằng tay, điều đó thì không tốt cho chất lượng chi tiết và kiểu realistic gặp trong các cảnh VFX dành cho phim ảnh. Ảnh chụp, nếu được chụp đúng cách và được chỉnh lại màu, sẽ cung cấp một lượng chi tiết cần thiết cái mà khó có thể tái hiện lại bằng cách vẽ tay. Nó là chuẩn công nghiệp thực tế khi sử dụng ảnh chụp làm tư liệu texture, vậy nên cứ dùng thoải mái.

Cái gì nên ở trong showreel của texture painter ?

Showreel là tấm vé số một để kím việc làm, vậy nên lời khuyên quan trọng nhất là hãy dành nhiều thời gian cho nó để bảo đảm nó tốt nhất có thể. Làm hấp tấp để mau có sản phẩm rốt cục sẽ gây hại cho những cơ hội kím việc của bạn, vậy nên hãy chắc chắn bạn đã làm nó đúng đắn. Hãy đầu tư tối đa thời gian để làm nó tuyệt nhất. Trước khi gửi cho studio nào đó, bạn nên cho bạn bè xem trước để lấy nhận xét, hoặc gửi lên các diễn đàn CG khắp thế giới để xem mọi người nghĩ gì.

Một texture painter có thể thể hiện sản phẩm bằng nhiều cách : bằng cách render đầy đủ với texture và model được gán shader, flat-shaded ( shading dạng phẳng, không có ánh sáng và bóng, chỉ có màu thuần túy ) trên model, hoặc để dạng tấm texture phẳng không gán lên model. Lý tưởng nhất là kết hợp cả 3. Vì là texture artist nên không cần thể hiện wireframe. Nên cho người tuyển dụng xem diffuse, specular, và bump map để thể hiện sự hiểu biết của bạn về mối tương quan giữa những thuộc tính bề mặt này. Thể loại thì hãy phong phú một chút : ít nhất một nhân vật, một model hard surface ( như xe cộ, prop…) và một cảnh environment. Nhiều thêm nữa thì càng tốt, nhưng cố tránh một cái showreel dài hơn 2 phút. Chỉ phô bày những tác phẩm tốt nhất thôi, đừng đưa đầy những thứ tạp nham vào.
Khi apply thì cũng phải lựa chọn đúng loại showreel mà nộp. Điều này rất quan trọng nhưng hay bị bỏ qua – đừng gửi tác phẩm cartoon cho studio làm visual effects, và ngược lại. Nếu bạn apply vô công ty làm visual effects, thì hãy thể hiện các sản phẩm realistic thôi. Nếu ở VN thì vẫn chưa phát triển cho lắm nên không có studio nào làm VFX tầm cỡ thế giới, nên texture sẽ là dạng cartoon hoặc for-game thôi chứ không realistic.

Lookdev là gì ?

Là từ viết tắt của Look Development, nôm na là phát triển diện mạo của chất liệu. Trong quy trình sản xuất VFX, lookdev là giai đoạn theo sau texture painting. Trong một số studio, lookdev và texturing được làm bởi một người, mặc dù nó không phổ biến trong các studio lớn. Trong hầu hết các studio lớn, texture được làm bởi texure painter, còn lookdev được làm bởi lookdev TDs ( technical director – giám đốc kĩ thuật ). Lookdev cơ bản là quá trình setup shader cho các bề mặt trên model. Nó mang tính kĩ thuật hơn texture painting, nhưng cũng còn là quá trình rất sáng tạo vì nó quyết định chất lượng thực tế của bề mặt model. Các tấm texture được dùng để lái các thuộc tính shader tương ứng trên khắp bề mặt model, như diffuse, bump, specular…và nhiều thứ nữa. Nó định ra cách mà bề mặt model sẽ tương tác vơi ánh sáng trong môi trường 3D. Texture painter và lookdev TDs thường làm việc gần nhau cho tiện. Vậy nên sẽ rất tốt nếu texture artist hiểu biết cơ bản về các bộ shader và các chứng năng của chúng.

Hết phần I


© 2012 – Leigh van der byl.
Dịch bởi VIZVA



No comments:

Post a Comment